Chị Assis ềHamasxuấthiệntrongứngdụngtròchơikhiếnchâuÂulolắkết quả net 200 ngàycho biết: "Lần đầu tiên nhìn thấy nó, con tôi đã bị sốc và trông khá bối rối. Bé biết đó là thứ mà lẽ ra nó không nên nhìn thấy".
"Một trong những hình ảnh đầu tiên hiện ra với con tôi là chiếc balo của một đứa trẻ dính đầy máu. Bé bị sốc, nên chạy đến chỗ tôi nói 'Mẹ ơi, cái quảng cáo này đang làm gì trên điện thoại của con vậy? Con không bấm vào cái gì cả'. Dòng chữ hiện trên màn hình có nội dung 'Hamas là ISIS' và nói gì đó về việc họ đang tàn sát trẻ em, trẻ em đang bị bắt cóc, con bạn có thể là người tiếp theo bị bắt cóc. [Quảng cáo này] thật đáng lo ngại", chị Assis kể lại.
Chị Assis nói rằng những hình ảnh thương vong đã khiến con trai chị bị sốc và chị đã nhanh chóng xóa trò chơi này.
Đây không phải là gia đình duy nhất gặp phải chuyện này.
Hãng tin Reuters đã ghi nhận ít nhất 5 trường hợp khác trên khắp châu Âu, trong đó các video ủng hộ Israel tương tự đập vào mắt người chơi game, trong đó có một số trẻ em.
Trong ít nhất một trường hợp, quảng cáo được phát bên trong trò chơi nổi tiếng "Angry Birds".
Nhà phát triển Rovio xác nhận rằng những quảng cáo này đã xuất hiện trong trò chơi của họ do nhầm lẫn và hiện đang bị chặn theo phương pháp thủ công.
Người đứng đầu bộ phận kỹ thuật số của Bộ Ngoại giao Israel, David Saranga xác nhận rằng video này là một quảng cáo do chính phủ quảng bá.
Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng ông không biết vì sao nó lại được phát trong nhiều trò chơi khác nhau.
Ông Saranga cho biết đoạn phim này là một phần trong nỗ lực vận động lớn hơn của Bộ Ngoại giao Israel.
Bộ Ngoại giao nước này đã chi 1,5 triệu USD cho quảng cáo trên internet kể từ cuộc tấn công ngày 7.10 của Hamas nhắm vào dân thường ở miền nam Israel, gây ra chiến tranh ở Gaza.
Ông Saranga nói rằng các quan chức đã chỉ đạo cho các nhà quảng cáo chặn những quảng cáo trên đối với những người dưới 18 tuổi.
Giáo sư truyền thông tại Đại học bang California (Mỹ), Nancy Snow, cho biết những quảng cáo ủng hộ Israel này là một phần trong nỗ lực của chính phủ Israel nhằm định hình câu chuyện về cuộc chiến.
Bà Snow cho biết: "Những quảng cáo này đến từ chính phủ Israel, không có gì đáng ngạc nhiên vì đây lại là quốc gia khởi nghiệp. Israel rất cởi mở trong việc sử dụng ngoại giao kỹ thuật số, nhưng hiện đang tham gia vào một cuộc chiến dư luận trên toàn thế giới".
Để cố gắng tìm ra ai đã đặt quảng cáo trong trò chơi điện tử, Reuters đã liên hệ với 43 công ty quảng cáo mà nhà phát triển trò chơi Rovio liệt kê trên trang web của mình là đối tác dữ liệu của bên thứ ba.
12 đối tác trong số đó đã phản hồi, bao gồm Amazon và Pinterest và cho biết họ không chịu trách nhiệm về quảng cáo xuất hiện trên Angry Birds.
Reuters không tìm thấy bằng chứng nào về nỗ lực quảng cáo tương tự của người Palestine, ngoại trừ một số video bằng tiếng Ả Rập là sản phẩm của đài Palestine TV có trụ sở tại Bờ Tây, một hãng thông tấn liên kết với chính quyền Palestine.
Các quy định về quảng cáo sẽ khác nhau tùy theo quốc gia.
Ở Anh, nơi chị Assis và con trai chị đang sống, Cơ quan Tiêu chuẩn Quảng cáo giám sát các chiến dịch quảng cáo.
Cơ quan này cho biết mặc dù hiện tại họ không điều tra quảng cáo từ chính phủ Israel, nhưng nhìn chung, bất kỳ quảng cáo nào có hình ảnh nhạy cảm đều phải cấm người xem dưới 18 tuổi.
Chị Assis nói rằng chị không muốn những video này đọng lại trong tâm trí của con trai mình.
Chị Assis cho biết: "Bé đã hỏi tôi về những đứa trẻ bị giết. Nói đến vấn đề này rất phức tạp bởi vì đây là một chủ đề phức tạp. Đó không phải là điều mà tôi sẵn sàng giải thích với con ở độ tuổi còn bé này".
"Tôi không nghĩ việc quảng cáo bên trong trò chơi như thế này là điều bình thường. Ngay cả khi đó là trò chơi dành cho người lớn, tôi không nghĩ đó là không gian để họ tuyên truyền. Tôi cho rằng suy nghĩ của mình là hợp lý", chị Assis nói.